Bạn có biết răng móm là gì không, đâu là nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả? Nếu bạn chưa tìm thấy câu trả lời, hãy theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé. Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn giải tỏa mọi thắc mắc bọc răng sứ có ảnh hưởng gì không của mình, đừng bỏ lỡ. 

Thế nào là răng móm? 

Răng móm (vẩu ngược, khớp cắn ngược) là một dạng sai lệch khớp cắn rất phổ biến và phức tạp. Biểu hiện: vòm răng hàm dưới mọc chìa ra phía trước quá mức so với cấu trúc khuôn mặt, khi ngậm miệng thì các răng hàm dưới bao phủ bên ngoài răng hàm trên. Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân không thể khép được miệng. 

Bí quyết tẩy trắng răng tự nhiên từ dâu tây, baking soda và bánh mỳ cháy hiệu quả.


Đặc điểm của răng móm là răng hàm dưới ở ngoài so với răng hàm trên. 

Các răng ở hai hàm tương quan không theo tỷ lệ chuẩn, mất cân đối. Rìa răng hàm trên nằm gọn bên trong răng hàm dưới, có thể chạm mặt trong của răng hàm dưới, nếu mức độ móm nhẹ. Trường hợp móm nặng, răng hàm trên có thể chạm nướu trong hàm dưới. 

 Thế nào là răng móm?

Răng móm do hai nguyên nhân chính là: 

Móm do răng: Hai răng cửa bị thụt vào gây nên móm. Trường hợp này rất dễ điều chỉnh tuy nhiên phải can thiệp sớm. Nếu để lâu thì xương hàm trên sẽ bị ảnh hưởng và dẫn đến gương mặt bị gãy rất mất thẫm mỹ. 

Móm do xương hàm: Những trường hợp móm do xương hàm này thì việc điều trị sẽ khó hơn. Dạng móm này có thể là do xương hàm trên kém phát triển hơn so với xương hàm dưới hoặc những dị tật bẩm sinh khiến xương hàm trên bị thiếu hụt so với xương hàm dưới và gây ra móm. 

Răng móm có bọc sứ được không? 

Răng móm là tình trạng xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng, răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên, cằm lệch, gây mất hài hòa khuôn mặt. 

Răng móm khiến diện mạo khuôn mặt bị giảm sút, thiếu tự nhiên khi cười nói, không những thế vấn đề ăn nhai cũng rất bất lợi khi các răng cửa hàm trên và hàm dưới không thể chạm khớp. Vậy răng bị móm phải làm sao? 

Răng móm có bọc sứ được không còn tùy thuộc vào mức độ sai lệch khớp cắn cụ thể cũng như tình trạng răng miệng của từng người. Trong nha khoa hiện đại, có 2 phương pháp chủ yếu để chống lại tình trạng này là bọc răng sứ và niềng răng. 

Trường hợp răng bị móm nhẹ
Bọc răng sứ là phương pháp được sử dụng phổ biến. Bác sĩ tiến hành mài răng thật thành cùi nhỏ. Tiếp theo, thực hiện gắn cố định mão sứ lên trên cùi răng và điều chỉnh sao cho các răng nằm đúng vị trí, đều đặn và thẳng hàng với nhau. 

Nhất là, thời gian hoàn tất ca bọc răng sứ rất ngắn. Chỉ cần mất khoảng 2 – 3 lần hẹn với bác sĩ nha khoa, bạn sẽ có ngay hàm răng đều đặn và thẳng hàng. Đặc biệt, phương pháp này còn giúp bạn khắc phục những khuyết điểm về màu sắc và hình dáng của răng. 

Trường hợp răng bị móm nặng
Niềng răng chỉnh nha là sự lựa chọn hoàn hảo khi răng bị khấp khểnh quá nhiều. Bác sĩ sử dụng các khí cụ nha khoa để tạo lực kéo và di chuyển răng về vị trí mong muốn, giúp khuôn răng đều đặn và thẳng hàng. Đồng thời, tái tạo lại khớp cắn chuẩn xác và cho đường cười lý tưởng. 

Sau khi kết thúc ca điều trị, bạn sẽ sở hữu ngay hàm răng đều đẹp và cân đối. Tuy nhiên, thời gian niềng răng móm rất lâu (mất khoảng 18 – 24 tháng) và thường gây vướng víu cho bệnh nhân. Do đó, bác sĩ chỉ áp dụng khi thật sự cần thiết và bệnh nhân phải thật sự kiên nhẫn. 

Bài viết được trích nguồn từ: https://niengranghiendai.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
Tg: Ngavvt
 
Top