Tìm hiểu về kỹ thuật trám cổ răng hiện nay được nhiều người tìm hiểu và lựa chọn. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan ở bài viết dưới đây. implant nha khoa hiện nay cũng được nhiều người tìm hiểu và lựa chọn hiện nay.
Răng của chúng ta luôn được bao bọc bởi lớp men răng. Tại cổ chân răng thì ít tiếp xúc với thức ăn nhưng lại rất dễ bị mòn không kém mặt nhai. Những nguyên nhân gây ra tình trạng này khiến người mắc phải cần trám cổ chân răng là:
Tìm hiểu về kỹ thuật trám cổ răng |
- Cổ chân răng bị mòn do đánh răng theo chiều ngang song song với thân răng, dùng bàn chải có lông cứng và với lực quá mạnh trong thời gian dài.
- Lớp men răng yếu, thiếu canxi hoặc thiếu men răng.
- Uống nhiều nước ngọt có gas làm mòn men răng.
- Bị sâu răng ở cổ chân răng.
Khi cổ chân răng bị mòn thì sẽ không thể tự phục hồi lại được. Nó sẽ mòn dần và làm lộ lớp răng bên trong là ngà răng. Đây là nơi rất nhạy cảm với nhiệt độ và axit từ thức ăn nên bạn sẽ thấy thường xuyên bị ê buốt. Điều này làm cản trở việc bạn ăn uống ngon miệng.
Tình trạng mòn cổ chân răng khi không được khắc phục sớm sẽ khiến răng ngày càng yếu đi, dần dần thì các mô răng ở đây sẽ ít lại, khả năng chịu lực kém và dễ bị gãy ngang thân răng. Vì thế mà những trường hợp này cần trám cổ chân răng.
Phương pháp trám cổ chân răng khi bị mòn
Điều trước tiên khi nói đến phương pháp trám cổ chân răng là phải chọn vật liệu trám răng phù hợp. Hiện nay, có 3 loại vật liệu chủ yếu để trám răng. Nhưng tại vị trí này thì chất Composite được ưu tiên hơn vì nó có tính thẩm mỹ cao, không cần xâm lấn nhiều mô răng, độ bền khá ổn định trong thời gian dài.
Kỹ thuật tiến hành trám răng |
Tuy nhiên, đặc tính mềm, dẻo của Composite giúp bác sĩ dễ thao tác tạo hình nhưng cũng là vấn đề tạo nên nhược điểm của nó. Đó là chất trám này có khả năng đông cứng khi gặp ánh sáng nhưng quá trình diễn ra chậm, với tính dẻo thì nó có thể bị chảy, nghiêng về 1 bên và tạo khoảng hở ở mặt bám.
Chính vì thế mà Nha khoa Đăng Lưu sử dụng ánh sáng Laser, một loại tia sáng cực mạnh để làm chất trám nhanh chóng chuyển sang dạng rắn chỉ với vài chục giây. Khi đặt chất trám lên răng, bác sĩ sẽ chia thành nhiều lớp và sau quá trình thực hiện đó sẽ chiếu Laser.
Với phương pháp này thì bạn sẽ yên tâm là không lo miếng trám bị bong bật khi nhai. Vì khi trám nhiều lớp, chất Composite sẽ được dàn đều, tạo nhiều chân bám hơn. Với lớp trám mỏng thì nó cũng sẽ đông cứng tốt hơn. Khi nhai sẽ tạo lực đều lên từng lớp, tránh tình trạng dễ bong bật.
TG: Trang