Niềng răng trẻ em được các chuyên gia nha khoa khuyên nên áp dụng sớm để đạt hiệu quả. Đây là phương pháp chỉnh nha được áp dụng cho trẻ dưới 18 tuổi, khi cấu trúc xương hàm chưa ổn định và còn có thể thay đổi về kích thước. Niềng răng trẻ em có thể thực hiện thông nhiều hình thức như niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng không mắc cài...

Vì sao nên áp dụng niềng răng trẻ em?

Theo các chuyên gia chỉnh nha quốc tế, trẻ 7 – 8 tuổi đã có thể thăm khám để đưa ra chỉ định chỉnh nha bằng khí cụ duy trì để định hình răng hàm ngay từ khi thay răng. Bởi vì kỹ thuật chỉnh nha cơ bản được áp dụng là nong hàm khi di chuyển răng. 
Sớm đưa trẻ đến cơ sở nha khoa khi phát hiện răng có dấu hiệu mọc lệch
Nhiều người vẫn nghĩ nên đợi cho trẻ thay răng vì lúc đó mới đủ các răng hàm để chỉnh nha. Tuy nhiên, điều này không chính xác. Việc niềng răng khi răng hàm đã mọc đủ thì đồng nghĩa với việc xương hàm đã tương đối ổn định, những sai khác ở răng đã được định hình. Do đó việc điều trị vẫn gặp nhiều khó khăn.

Ở giai đoạn này, răng sữa của trẻ mất đi và thay bằng răng hàm. Chính vì thế, nếu niềng răng khi chiếc răng đầu tiên được thay, hàm răng của trẻ sẽ được định hình ngay từ đầu, giúp cho quá trình thay răng diễn ra đúng thời điểm, mọc đúng hướng và chiều răng. Điều này sẽ giúp răng hàm khi mọc hoàn tất sẽ trông đều đặn và thẩm mỹ hơn rất nhiều.
Niềng răng trẻ em sớm độ phức tạp sẽ thấp hơn*
Ngoài ra, niềng răng trẻ em thuận theo đà tăng trưởng tự nhiên không nhổ răng. Các bác sĩ chuyên chỉnh nha có thể thực hiện những can thiệp sớm vào sự phát triển của trẻ để điều trị như: cho bé sử dụng các khí cụ giúp phát triển xương hàm răng, nên các răng sẽ có đủ khoảng trống để mọc lên, giảm thiểu việc nhổ răng để điều trị chỉnh nha sau này.

Niềng răng trẻ em qua từng giai đoạn

Giai đoạn răng sữa: Giai đoạn này từ khi trẻ mọc răng sữa đầu tiên đến khi 5 tuổi. Răng sữa sẽ đóng vai trò giữ khoảng trống cho răng hàm mọc lên đúng vị trí. Nếu răng sữa mất sớm, răng sữa khác hoặc răng hàm sẽ di chuyển vào vị trí mất răng, làm răng hàm bên dưới không có đủ chỗ để mọc, gây ra răng ngầm, mọc kẹt hoặc răng chen chúc. 
Giúp trẻ ý thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ răng miệng
Giai đoạn răng hỗn hợp: Răng hỗn hợp từ 6 đến 12 tuổi. Độ tuổi tốt nhất để khám xem có cần niềng răng hay không là 6 - 8 tuổi. Khi đó biểu hiện lệch lạc hàm răng đã rõ. Đây là giai đoạn sự phát triển của trẻ khá ổn định và đều đặn qua từng năm. Những răng hàm đầu tiên sẽ mọc là răng cối lớn trong cùng, răng cửa hàm dưới và răng cửa hàm trên. 

Giai đoạn răng hàm: Răng hàm từ 13 đến 18 tuổi. Đây là giai đoạn phát triển nhanh của trẻ, thường gọi là giai đoạn dậy thì. Trong giai đoạn này những vấn đề phát triển xương hàm (như hô hoặc móm) và răng (răng chen chúc, cắn sâu, cắn hở, v.v…) sẽ biểu hiện rõ rệt hơn. Thời điểm tốt nhất để chỉnh nha là khi trẻ vừa hoàn tất bộ răng hàm (12 - 13 tuổi) có một vài trường hợp bé 10 tuổi đã thay toàn bộ răng.
 
Top