Khi bị răng sâu nên trám hay nhổ? Là một trong những băn khoăn được nhiều người quan tâm đến. Cùng lắng nghe các chuyên gia nói gì về vấn đề này.
Khi bị răng sâu nên trám hay nhổ?
Dựa theo tình trạng bạn mô tả thì răng của bạn bị sâu khá nặng nên mới đau kéo dài như vậy. Khi nhổ răng sẽ làm giảm sức nhai của hàm, gây ra tình trạng các răng khác xô về khoảng trống nếu không có răng giả thay thế. Nhưng không phải bất khì trường hợp nào bị sâu răng và đau phải nhổ răng. Việc cân nhắc răng sâu nên trám hay nhổ sẽ được chỉ định trong từng trường hợp cụ thể.
**** Tìm hiểu thêm thông tin bọc răng sứ cho răng sâu
![]() |
Khi bị răng sâu nên trám hay nhổ? |
Các trường hợp nên trám răng: Răng bị sâu nhẹ, sâu ở lớp men răng hoặc ngà răng. Dù trường hợp này răng có thể bị đau nhưng các mô răng khác vẫn còn tốt, chân răng chắc chắn thì bạn nên trám răng. Nếu răng bị sâu ăn vào tủy thì cần chữa tủy và phục hình lại thân răng.
Trám răng là cách tốt nhất để bạn bảo tồn răng thật khi bị sâu và răng còn khả năng duy trì trong thời gian dài. Nếu răng được trám đúng kĩ thuật thì sẽ có tuổi thọ không thua kém các răng bình thường.
Trường hợp cần nhổ răng: Khi răng bị sâu và nhiễm trùng, chân răng lung lay, thân răng bị phá hủy quá lớn không thể khôi phục được thì bạn phải chấp nhận nhổ chiếc răng đó đi. Nếu để lâu thì tình trạng nhiễm trùng sẽ làm tiêu xương hàm, gây sốt. Các răng khác cũng có thể bị sâu do vi khuẩn lây từ chiếc răng này.
Trường hợp răng trong cùng bị sâu (răng số 8 hay còn gọi là răng khôn) thì bạn nên nhổ mà không cần trám vì chiếc răng này không có chức năng nhai chính. Vị trí của nó dễ bị sâu và có thể lây sang cho răng số 7.
Bạn nên đến nha khoa để được kiểm tra tình trạng răng của mình như thế nào. Chúng tôi sẽ chọn phương án răng sâu nên trám hay nhổ khi thăm khám trực tiếp và sẽ cố gắng giữ chiếc răng thật giúp bạn.
![]() |
Bác sĩ thăm khám cụ thể trước khi thực hiện |
Tại Nha khoa Đăng Lưu, chúng tôi áp dụng công nghệ Laser để tạo mặt bám tốt, tăng diện tích tiếp xúc của chất trám với bề mặt răng. Ánh sáng Laser có hiệu quả làm rút ngắn thời gian động chất trám lại chỉ trong vòng 20 giây. Điều này có nghĩa là chất trám ngay khi vừa đặt lên bề mặt răng và đã được chỉnh hình sẽ cứng nhanh, không thay đổi do đặc tích dẻo, mềm của nó.
Lớp chất trám được chồng thành nhiều tầng để lực nhai phân bố đều, hạn chế áp lực cho 1 vị trí. Ngoài ra, nó sẽ khó bong tróc hơn khi được trám nhiều lớp.
Trước khi trám răng, bạn sẽ được nạo các mô răng bị sâu, khử trùng chiếc răng đó thật kĩ để vi khuẩn không còn sống sót. Sau đó, bề mặt răng sẽ được bôi 1 lớp keo nhằm tăng độ bám, giúp chất trám dính tốt.
TG Trang