Đau răng uống thuốc gì nhanh khỏi luôn được nhiều người quan tâm. Những cơn đau nhức răng không chỉ khiến người bệnh khó chịu, mà chúng còn gây ảnh hưởng tới sức khỏe của cơ thể. Tham khảo thông tin bọc răng sứ titan có tốt không từ trung tâm nha khoa.

Nguyên nhân gây đau răng 

Muốn biết đau răng uống thuốc gì và cách trị nhức răng hiệu quả bạn nên biết được nguyên nhân gây đau răng là gì. 

Đau răng do vi khuẩn 

Các vi khuẩn tồn tại hình thành trong các mảng bám và cao răng gây nên, tác động vào nướu và chân răng gây nên cảm giác đau nhức. Lâu dần sẽ phá hủy cấu trúc răng, khiến răng vỡ mẻ, lung lay, có thể mất răng. 

Đau răng uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất?-1
Đau răng gây ra những cơn đau nhức cho bệnh nhân*

Các loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là Actinomyces vicosus, Streptococus Mutans gây sâu răng, viêm nha chu, sreptococcus viridians gây áp-xe răng… 

Đau răng do bệnh lý 

Đau nhức răng do bệnh lý sâu răng, viêm nướu, nha chu 

Đau răng do răng khôn mọc lệch 

Răng đau nhức có thể do sau điều trị 

Đau răng do chấn thương va đập 

Đau nhức răng do răng bị sứt mẻ, va đập 

Đau răng do lực nhai khiến mòn thân răng 

Bên cạnh đó, đau răng do thiếu vitamin C, khoáng chất dẫn đến răng bị yếu dễ chịu tác động từ lực bên ngoài. Trong đó, viêm nướu và sâu răng là hai nguyên nhân đau răng cơ bản nhất dẫn đến tình trạng đau răng. 

Đau răng nên uống thuốc gì? 

Tùy thuộc nguyên nhân gây đau răng mới biết đau răng uống thuốc gì để lựa chọn thuốc và phương pháp chữa phù hợp. 

Thông thường nha sĩ cho bệnh nhân 2 loại thuốc để điều trị ngoại trú: thuốc giảm đau: paracetamol, aspirin và thuốc kháng sinh như: amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin, spiramycin… phối hợp với metronidazol (rhodogyl phối hợp: metronidazol và spiramicin). 

Đau răng uống thuốc gì điều trị hiệu quả nhất?-2
Đau răng nên uống thuốc gì*

Phối hợp các kháng sinh họ beta lactam với metronidazol đem lại hiệu quả cao để diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí (người bệnh không được uống bia, rượu trong thời kỳ dùng thuốc có metronidazol tới 72 giờ). 

Nhiều người lại quên các vitamin: C, A, D3, B2 là thứ rất cần cho người bệnh đau răng. 

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc đau răng 

Tránh dùng thuốc giảm đau răng mà không hỏi ý kiến ​​ bác sĩ, nếu bạn dùng bất kỳ loại thuốc nào cho các bệnh lý sức khoẻ khác. 

Không sử dụng vượt quá liều lượng khuyến cáo. Ngay cả các loại thuốc giảm đau có thể gây đau răng không cần toa có thể gây ra các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng trong trường hợp dùng quá liều. 

Trước khi dùng thuốc chống viêm không steroid, đặc biệt là aspirin, hãy chắc chắn rằng tình trạng dạ dày của bạn tốt. 

Không đặt aspirin trực tiếp vào lợi ở gần răng đau, vì nó có thể gây ra một chất hóa học cháy lên mô nướu. 

Không bao giờ tiêu thụ rượu trong khi bạn đang sử dụng thuốc giảm đau. 

Cách phòng ngừa và chăm sóc răng miệng 

Bên cạnh chú ý tới vấn đề đau răng uống thuốc gì, bạn cần chú ý tới việc chăm sóc răng miệng tại nhà để phòng bệnh. 

Nên chú ý vệ sinh răng miệng đúng cách. 

Đánh răng 2 lần/1 ngày 

Kết hợp súc miệng bằng nước muối loãng. 

Dùng kem đánh răng có chứa fluor và nước súc miệng diệt khuẩn sau mỗi bữa ăn. 

Hạn chế ăn những thực phẩm chứa nhiều đường bởi đây là tác nhân kết hợp với vi khuẩn tạo thành acid phá hủy men răng nhanh chóng. 

Hạn chế ăn thực phẩm nhiều đường: trái cây khô, đồ ăn vặt chiên rán, kẹo cao su… 

Hạn chế thức uống chứa nhiều gas, cồn: bia rượu, nước ngọt… 

Bạn nên duy trì thói quen, khám răng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các bệnh răng miệng từ đó có cách điều trị thích hợp nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí. 

 
Top