Bệnh nha chu có lây không? Nha chu là tình trạng viêm nhiễm các tổ chức xung quanh răng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng nếu không được điều trị kịp thời. Thậm chí, có một số thông tin cho rằng nha chu có thể lây sang người khác nếu tiếp xúc gần hoặc thông qua ăn uống. Thực hư điều này thế nào, cùng tìm câu trả lời qua bài viết sau.
Bệnh nha chu do vôi răng* |
Nha chu là gì? Nguyên nhân gây bệnh
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, lưu giữ răng trong xương hàm. Răng khỏe mạnh là răng được giữ trong xương hàm bởi xương ổ răng, dây chằng và nướu răng. Nướu ôm sát lấy răng để che chở các mô mềm dễ nhạy cảm bên dưới ngăn chặn không cho vi khuẩn xâm nhập làm hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho hàm răng tốt.
Bệnh nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng. Bệnh nha chu xuất hiện sớm và phổ biến chỉ đứng sau bệnh sâu răng, bệnh thường xuất hiện trên nhiều răng và hậu quả làm mất hàng loạt các răng ở những người trên 40 tuổi có ý thức vệ sinh răng miệng kém. Vậy bệnh nha chu có lây không?
Nguyên nhân gây bệnh nha chu chủ yếu là do vệ sinh không đúng cách, tạo điều kiện cho mảng bám vi khuẩn tồn tại trên răng lợi, lâu ngày gây viêm. Theo thời gian, mảng bám vôi răng bị vôi hóa hình thành cao răng, gây viêm nặng hơn, bệnh chuyển sang giai đoạn viêm nha chu. Bệnh tiến triển nhanh nên sẽ gây giảm sức đề kháng của cơ thể.
Làm sạch vôi răng để phòng ngừa nha chu* |
Dấu hiệu nhận biết bệnh nha chu
Thông thường, chỉ cần quan sát bằng mắt thường bạn vẫn có thể nhận thấy những bất thường trên nướu răng. Khi bị nha chu, sẽ có các dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Nướu tấy đỏ, sưng, dễ chảy máu.
- Nướu tụt ra khỏi răng.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Túi mủ hình thành giữa răng và nướu.
- Sự thay đổi về sự khít nhau của các răng khi cắn.
- Răng bị lung lay.
Bệnh nha chu có thể tiến triển từ nhẹ sang nghiêm trọng. Giai đoạn khởi phát của bệnh nha chu là viêm nướu. Khi bệnh tiến triển nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến xương ổ răng, vi khuẩn phát triển nhanh, vì vậy bạn cần đến nha khoa sớm để được điều trị.
Vệ sinh răng miệng đúng cách* |
Bệnh nha chu có lây không?
Bệnh nha chu có thể lây truyền giữa các thành viên trong gia đình từ cha mẹ sang con cái hoặc có thể giữa các bạn tình với nhau.
Qua các nghiên cứu cho thấy vi khuẩn gây bệnh nha chu có thể truyền qua tuyến nước bọt. Điều này có nghĩa là khi một người tiếp xúc với nước bọt của người trong gia đình hay bạn tình thì sẽ có khả năng lây bệnh nha chu của người đó. Bệnh nha chu có lây không sẽ lây nhanh nếu có một thành viên trong gia đình bị bệnh nha chu.
Khi bạn đang mắc phải bệnh nha chu thì nên hạn chế hoặc không nên dùng chung đồ dùng sinh hoạt với mọi người trong gia đình như ly, chén, khẩu trang, bàn chải đánh răng…
Đối với trường hợp trẻ con đã dùng chung bàn chải đánh răng với người bị nha chu, nên cho trẻ đến nha khoa khám và có cách phòng ngừa, điều trị sớm tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. An toàn hơn nữa, hãy đưa cả gia đình đi khám nha khoa. Phòng bệnh vẫn là tốt hơn so với chữa bệnh.
Hi vọng với những thông tin ở trên, bạn sẽ có thêm hiểu biết về bệnh nha chu. Để phòng tránh bệnh, tốt nhất nên vệ sinh răng miệng đúng cách và khám nha khoa định kỳ giúp phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời.