Các loại trụ implant hiện nay rất khó để phân biệt nếu bạn không am hiểu và có chuyên môn về lĩnh vực trồng răng giả. Đã có rất nhiều thương hiệu implant với chất lượng và chi phí khác nhau ra đời để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vậy loại trụ nào tốt? Chi phí như thế nào? Trụ implant có ảnh hưởng đến các bước cấy ghép implant hay không?
Trụ implant chủ yếu làm từ titanium* |
Đặc điểm chung của các loại trụ implant
Nhằm đáp ứng nhu cầu cấy ghép implant ngày càng tăng, có khá nhiều loại trụ Implant được sản xuất, đến từ các hãng khác nhau. Tùy vào tình trạng mất răng, chất lượng của xương hàm và điều kiện kinh tế của bệnh nhân, bác sĩ sẽ tư vấn loại trụ Implant phù hợp nhất.
Dưới đây là một số thông tin cần biết về trụ Implant:
Chế tác từ titanium
Tất cả các loại trụ implant đều được làm từ titanium, đây là kim loại duy nhất trên thế giới được kiểm nghiệm là không gây hại cho cơ thể con người. Trụ implant từ titanium có độ tương thích sinh học cao, không gây kích ứng hay bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng. Có độ bền và có khả năng chịu lực lớn, duy trì đến 20 năm nếu chăm sóc tốt.
Thay thế được chân răng thật
Trụ implant được chế tác tương tự như chân răng thật, có hình trụ hoặc thuôn dần như đinh ốc. Bề mặt trụ được xử lý đặc biệt và có khả năng tương thích với xương hàm rất cao. Nhờ đó trụ gắn kết chặt chẽ, thay thế cho chân răng hoàn hảo.
Tùy vào những vị trí cấy ghép khác nhau sẽ có những loại trụ implant với kích thước và chiều dài khác nhau. Bác sĩ sẽ lựa chọn loại trụ phù hợp nhất cho bệnh nhân dựa trên kết quả chụp phim CT 3D. Đảm bảo trụ implant được cấy vào xương hàm sẽ không quá sâu, không gây ảnh hưởng đến các mô mềm và hệ thần kinh.
Trụ implant tích hợp xương hàm tốt* |
Điểm khác nhau giữa các loại trụ implant
Mỗi loại trụ implant đều có xuất xứ từ các thương hiệu khác nhau. Các thương hiệu này đều có sự riêng biệt về công nghệ chế tác trụ implant từ titanium, công nghệ xử lý bề mặt,… để phù hợp với những tình trạng mất răng, tình trạng xương hàm khác nhau. Muốn đánh giá các loại trụ ưu nhược như thế nào, thường sẽ dựa vào:
Công nghệ xử lý bề mặt
- Công nghệ xử lý bằng thủy phân axit: Implant sau khi chế tác sẽ nhúng qua axit chuyên dụng. Việc này sẽ tạo độ thô ráp và giúp các tế bào xương hàm sau khi cấy ghép implant có thể bám chắc vào trong đó.
- Công nghệ xử lý SLA- Implant thế hệ Active: Công nghệ xử lý SLA bao gồm quá trình thủy phân axit. Sau đó, một bề mặt Ti-6Al-4V + AS có cấu trúc đặc biệt bao bọc bên ngoài trụ implant, có tính năng dẫn tạo xương và cảm ứng sinh xương. Răng implant sẽ tích hợp xương hàm nhanh, ổn định, bám chắc chắn trên cung hàm.
Công nghệ xử lý vùng cổ trụ
- Công nghệ xử lý vùng cổ bằng vi ren: Để hạn chế vi kẽ, tạo ra một lớp vi ren dày đặc, tăng diện tích tiếp xúc giữa vùng cổ implant với xương.
- Công nghệ xử lý vùng cổ bằng laser: Tạo ra các đảo vi lưu, đảo tế bào nhân tạo tại vùng cổ giúp xương và nướu lợi có thể bám tốt hơn,
- Công nghệ xử lý vùng cổ bằng Platform Switching: Kích thích các tế bào tạo xương phát triển bền vững, ổn định hơn, giảm áp lực nhai tại vùng cổ và phân bố đều trên toàn bộ bề mặt implant.
Quy trình thực hiện implant* |
Khả năng chịu lực
Các loại trụ implant được đánh giá tốt hay không sẽ dựa vào khả năng chịu được lực tác động. Nếu loại trụ Implant nào được xử lý kết hợp với một số thành phần sinh học sẽ tăng khả năng tích hợp xương và đảm bảo khả năng chịu lực tốt hơn.
Khả năng tích hợp xương hàm
Công nghệ sản xuất, cấu tạo bề mặt và đặc điểm cấu trúc implant sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình lành thương, khả năng bám chặt vào xương hàm.
Nếu bạn quan tầm về các loại trụ implant cũng như phương pháp trồng răng khểnh bằng implant hãy đến nha khoa để được tư vấn cụ thể hơn.