Đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay. Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm và thường gây ra những cơn đau nhức khó chịu, nhất là với những bà mẹ bỉm sữa. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này nhé.

Nguyên nhân đau răng khôn khi cho con bú

Bị đau răng khi cho con bú do sâu răng

Bị sâu răng là một trong những nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến tình trạng đau răng khôn khi cho con bú. Khi bị sâu răng, cơn đau nhức kéo dài và mức độ tăng dần vào ban đêm, khi nằm đau hơn khi hoạt động khiến mọi hoạt động trong cuộc sống hằng ngày của mẹ bị ảnh hưởng.

Mẹ bị đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao?-1
Đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao*

Các bạn có thể nhận biết sớm bệnh lý đau răng qua những dấu hiệu sau:

- Răng bị ngã màu, xuất hiện những đốm trắng đục là những dấu hiệu trong giai đoạn đầu tiên của sâu răng

- Và thấy xuất hiện những lỗ sâu màu đen trên mặt nhai và thân răng khi bệnh lý sâu răng đã khá nặng.

Bị đau răng khi cho con bú do mọc răng

Răng khôn thường xuất hiện trong độ tuổi từ 17 – 25 tuổi. Do vậy, răng khôn có thể mọc trong thời gian mẹ đang cho con bú. Răng khôn mọc sẽ gây đau nhức kéo dài do lúc phải trải qua quá trình tách nướu và có thể kèm theo những cơn sốt gây khó chịu cho mẹ.

Và các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu của việc mọc răng khôn như sau: lợi bị sưng, đau nhức kéo dài và có thể kèm theo những cơn sốt.

Bị đau răng khi cho con bú do viêm chân răng

Trong thời gian cho con bú, nếu mẹ vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lâu ngày sẽ sinh ra các mảng bám và cao răng; tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và tấn công răng miệng và gây ra bệnh lý viêm chân răng. Khi bị viêm chân răng có thể gây chảy máu, đau nhức và rất khó chịu trong mọi hoạt động hằng ngày.

Các mẹ có thể dựa vào những dấu hiệu sau để biết đang bị mắc bệnh lý viêm chân răng: cháy máu lợi, sưng lợi, lợi bị đau và sưng tấy đỏ.

Mẹ bị đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao?

Răng khôn mọc gây đau nhức có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng phổ biến nhất vẫn là do chiếc răng bị mọc lệch, mọc ngầm. Đây là biến chứng nguy hiểm của việc mọc răng khôn, nếu không được nhổ bỏ kịp thời có thể nguy hại nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.

Tuy nhiên, đau răng khôn khi cho con bú có nên nhổ hay không? Là điều mà nhiều chị em quan tâm bởi sau khi nhổ răng bạn phải uống các loại thuốc giảm đau, kháng viêm vì thế lo lắng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé là băn khoăn chung của mọi bà mẹ.

Chúng tôi vẫn khuyên các bệnh nhân của mình là chỉ nên thực hiện nhổ răng trong những tình huống bắt buộc như răng khôn mọc lệch, mọc ngầm, đâm xiên qua các răng bên cạnh. Còn răng khôn gây viêm nướu, viêm nha chu hay sâu răng ở mức độ nhẹ thì không nhất thiết phải nhổ răng trong giai đoạn này.

Mẹ bị đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao?-2
Sử dụng mẹo trị đau nhức răng khôn*

Việc nhổ bỏ răng khôn tại nha khoa sẽ diễn ra nhanh chóng với công nghệ siêu âm , hoàn toàn không gây đau đớn cho bạn. Các mũi siêu âm nhanh chóng làm đứt dây chằng nha chu và tổ chức bám quanh răng, cho phép tách nướu nhanh, tỷ lệ rách ít, không cần phải can thiệp sâu xuống xương hàm vẫn có thể lấy hết được tới chân răng.

Sau khi nhổ răng bạn sẽ cảm thấy đau một vài ngày, tuy nhiên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc giảm đau an toàn phù hợp cho tình trạng đang cho con bú của bạn vì vậy bạn hoàn toàn có thể an tâm.

Một lưu ý mà chúng tôi cần nhắc nhở đến bạn là không nên tự ý sử dụng các loại thuốc giảm đau khác, sẽ rất nguy hiểm và có thể ảnh hưởng và để lại di chứng cho bé.

Với những chia sẽ trên đây của chúng tôi về vấn đề mẹ bị đau răng khôn khi cho con bú phải làm sao mà bạn thắc mắc. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có thêm nhiều kiến thức cũng như kinh nghiệm hữu ích giúp chăm sóc và bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng của mình.
 
Top