Vì có quá nhiều phương pháp khác nhau nên thắc mắc về cầu răng sứ như thế nào là điều dễ hiểu. Cầu răng sứ đã có tuổi đời lâu dài ở Việt Nam và được nhiều người lựa chọn.
Vì sao nên làm cầu răng sứ?
Nếu chẳng may bạn bị mất răng lâu ngày mà không trồng lại răng giả thì gây ra nhiều ảnh hưởng không tốt đến cho sức khỏe răng miệng. Làm cầu răng sứ giúp bạn giải quyết các vấn đề như:
- Chức năng ăn nhai của răng cũng bị ảnh hưởng rất nhiều. Đồ ăn, thực phẩm bị mắc lại ở vị trí trống không được vệ sinh để lâu dài gây sâu răng, gây ảnh hưởng tới nướu và tới các răng khác. chi phí niềng răng hô có đắt không?
- Việc mất răng khiến lực nhai không đủ mạnh, các thức ăn không được nghiền nát hoặc khiến bạn có cảm giác đau khi ăn nhai… gây ảnh hưởng đến bộ phận tiêu hóa, nặng hơn có thể khiến bạn bị suy dinh dưỡng.
- Tính thẩm mỹ là sự ảnh hưởng đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất khi bạn bị mất răng, việc mất răng - đặc biệt là răng cửa khiến cho vẻ đẹp của hàm răng và nụ cười của bạn giảm đi rất nhiều, khiến bạn cảm thấy ngại ngùng khi cười, nói trong các hoạt động giao tiếp hàng ngày.
- Đặc biệt, phần xương hàm nơi mất răng đã không còn chỗ nào để bám víu, nâng đỡ làm cho xương bị tiêu đi, các răng sai lệch khớp cắn vào khoảng trống mất răng, má bị hóp dần vào, lâu dần khiến cho gương mặt của bạn trông già hơn và nét mặt không hài hòa như trước.
Chính vì vậy mà các bác sĩ nha khoa luôn khuyên bệnh nhân nên thực hiện làm cầu răng sứ giả lại trong trường hợp bị mất răng. Hãy tìm hiểu và lựa chọn cho mình nha khoa uy tín để thu nhận hiệu quả phục hình răng như mong đợi.
Làm cầu răng sứ thế nào?
Làm cầu răng sứ sử dụng 2 mão răng chụp lên 2 đầu răng 2 ở bên khoảng mất răng. Răng giả bằng sứ nằm giữa 2 mão răng này. Các bước cụ thể khi làm cầu răng sứ bao gồm:
Bước 1: Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. Đánh giá tổng quát tình trạng răng miệng bằng các dụng cụ chuyên dụng. Dựa trên kết quả kiểm tra, Bác sĩ cho bệnh nhân biết thời gian điều trị và các bước cần tiến hành.
Bước 2: Tùy theo tình trạng răng mà Bác sĩ tính toán mài cùi răng hợp lý. Với mỗi bệnh nhân mà tình trạng ê buốt khi mài cùi khác nhau. Trong quá trình mài cùi có thể gây tê để bạn đỡ cảm giác ê buốt khó chịu.
Bước 3: Bác sĩ lấy dấu cao su để những chiếc răng giả có kích thước, màu sắc giống với răng thật của bệnh nhân nhất.
Bước 4: Răng tạm được sử dụng cho bệnh nhân trong vòng từ 1 - 2 ngày để đợi đúc răng sứ. Trong thời gian này, bạn vẫn có thể sinh hoạt bình thường nhưng vẫn cần hạn chế về lực nhai.
Bước 5: Để đảm bảo mão răng vừa khít với cùi răng đã mài, tránh việc bị vi khuẩn tích tụ gây nên các bệnh về răng miệng, Bác sĩ gắn thử sứ thô trên bề mặt răng thật. Sau đó thực hiện điều chỉnh nếu mão răng chưa phù hợp.
Bước 6: Răng sứ được thiết kế dành riêng cho bệnh nhân được gắn lên. Bác sĩ thực hiện đánh bóng để giúp răng sứ có vẻ ngoài như các răng thật của người bệnh.
Làm cầu răng sứ được diễn ra theo quy trình chuẩn, tuân thủ mọi nguyên tắc an toàn Bộ Y tế đề ra. Sau khi tiến hành dịch vụ, người bệnh cần tuân thủ lịch tái khám kiểm tra tình trạng răng miệng của bác sĩ cũng như các yêu cầu về chế độ ăn uống, chăm sóc răng miệng của bác sĩ chuyên khoa để duy trì ổn định chức năng răng.
Bài viết được trích nguồn tại: https://ttsuckhoechomoinha.blogspot.com/
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578
Tg: Ngavvt