Răng sâu bị chảy máu là một biến chứng khi răng sâu không được phát hiện và điều trị kịp thời, tình trạng này gây đau nhức và ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe răng miệng của bạn. Vậy răng sâu chảy máu điều trị bằng cách nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Răng sâu bị chảy máu điều trị bằng cách nào? 1
Răng sâu ở mức độ nặng gây chảy máu*

Nguyên nhân răng sâu bị chảy máu


Sâu răng là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến mà nhiều người thường gặp. Sâu răng ở mỗi giai đoạn sẽ có những biểu hiện khác nhau. Ở giai đoạn đầu, sâu răng gây đau nhức, ê buốt và bề mặt răng xuất hiện những đốm đen nhỏ trên răng. Nếu chủ quan không điều trị, sâu răng sẽ phát triển qua giai đoạn nặng hơn, lúc này sẽ bắt đầu xuất hiện tình trạng chảy máu răng.

Sâu răng làm ảnh hưởng đến tùng nướu, mối liên kết giữa nướu, chân răng và thân răng trở nên yếu đi. Răng sẽ dễ bị lung lay, gây chảy máu khi có tác động nhẹ như ăn uống, chải răng. Hoặc có thể vi khuẩn sâu răng đã phá hủy cấu trúc của răng, ăn sâu vào tủy, gây viêm tủy răng, tủy lây lan hoại tử xuống phần nướu răng bên dưới hình thành viêm nhiễm, chảy máu.

Răng sâu bị chảy máu điều trị bằng cách nào?


Khi gặp phải tình trạng răng sâu bị chảy máu, cách tốt nhất là bạn nên đến trực tiếp tại các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra mức độ sâu răng và đưa ra giải pháp điều trị phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Răng sâu bị chảy máu điều trị bằng cách nào? 2
Điều trị răng sâu chảy máu tại nha khoa*
- Với trường hợp sâu răng làm nướu bị viêm nhiễm chảy máu thì bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ hết cao răng, làm sạch khoang miệng và tiến hành lấy hết ổ sâu răng, sau đó trám bít lại lỗ sâu bằng vật liệu nha khoa để ngăn không để vi khuẩn tấn công trở lại.

- Còn trong trường hợp sâu răng chảy máu do viêm tủy răng gây ra thì bác sĩ sẽ nạo hết phần tủy răng bị viêm nhiễm, rồi trám bít ống tủy, bọc răng sứ để bảo tồn răng thật và đảm bảo chức năng ăn nhai diễn ra bình thường.

- Sâu răng ở mức độ nặng, gây áp xe và có hiện tượng chảy máu, răng sâu bi vỡ mẻ quá nhiều không thể bảo tồn được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để ngăn không ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Sau khi nhổ răng thì cần trồng lại răng giả để đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai.

Nếu không muốn bị mất răng thì ngay khi có những dấu hiệu của sâu răng, bạn nên điều trị kịp thời, đừng đợi đến lúc răng sâu bị chảy máu thì đã quá muộn. Mọi thắc mắc về các dịch vụ nha khia, bạn có thể gửi về chuyên mục tư vấn để được giải đáp.

TG: VT
 
Top