Răng hô, móm hoàn toàn không thể tự cải thiện được, mà sẽ mãi mãi đi theo chúng ta đến suốt cuộc đời và ngày càng nặng hơn với những trường hợp người chưa trưởng thành. Hơn thế nữa, nếu càng để lâu thì càng khó chỉnh răng, tỷ lệ thành công thấp, đòi hỏi phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Chính vì vậy, bạn nên chỉnh răng sớm, từ 12 tuổi trở đi là có thể bắt tay vào việc chỉnh răng xấu.
Răng bị hô móm do đâu?
- Do yếu tố di truyền: Bố mẹ có xương hàm nhỏ nhưng răng quá to hoặc ngược lại các răng không thể sắp xếp thẳng hàng trên cung hàm . Yếu tố này có thể di truyền sang cho con khiến hàm răng con không đều đặn.
- Do thói quen xấu: Mắc các thói quen xấu như đẩy lưỡi, mút tay, thở bằng miệng cũng là nguyên nhân khiến răng bị hô móm, làm mất sự cân đối giữa hai hàm răng.
- Do tai nạn: Những chấn thương mẻ răng, gãy răng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. Mặt khác, bố mẹ không chăm sóc răng miệng cho trẻ cẩn thận từ nhỏ khiến răng vĩnh viễn mọc không đúng vị trí.
Niềng răng hô móm lệch lạc bằng khí cụ mắc cài
Niềng răng hô móm lệch lạc sẽ được thực hiện tuần tự theo các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Đây là bước đầu tiên trong quá trình niềng răng. Nhằm đảm bảo hiệu quả, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám tổng quát cấu trúc xương hàm, sức khỏe răng miệng. Theo đó, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra kế hoạch điều trị phù hợp với từng người. Đối với những khách hàng mắc phải các bệnh lý răng miệng thì cần phải điều trị triệt để rồi mới thực hiện niềng răng không mắc cài.
Bước 2: Chụp X- Quang
Chụp phim là cách giúp bác sĩ thấy được cấu trúc xương hàm một cách chính xác nhất. Từ đó, bác sĩ sẽ tìm ra được nguyên nhân gây ra tình trạng hô móm lệch lạc là do đâu và có phương pháp điều trị hiệu quả.
Bước 3: Lấy dấu răng và thiết kế mắc cài, khay niềng
Việc lấy dấu răng để thiết kế mắc cài nhằm làm tăng hiệu quả niềng răng chuẩn xác hơn. Các kỹ thuật dựa trên thông số dấu răng chính xác đó để thiết kế, chế tạo mắc cài/khay niềng phù hợp với từng khách hàng.
Bước 4: Gắn mắc cài, khay niềng
Trong trường hợp sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài, bác sĩ sẽ gắn mắc cài cố định trên bề mặt răng, mắc cài được gắn kết bằng dây cung nhằm tạo lực tác động, giúp nắn chỉnh và điều chỉnh răng về đúng vị trí. Đối với niềng răng không mắc cài, bác sĩ sẽ đưa cho bạn các khay niềng răng và sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng, cách vệ sinh như thế nào.
Bước 5: Theo dõi quá trình niềng răng
Bác sĩ sẽ hẹn lịch tái khám nhằm theo dõi sự dịch chuyển của răng, nhằm đánh giá được hiệu quả qua từng giai đoạn.
Bài viết trích nguồn tại: https://dichvuthammyimplant.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt