Phương pháp cấy ghép Implant ra đời đã đặt những người bị khuyết mất răng trước những đắn đo, lựa chọn giữa cấy răng Implant và làm cầu răng sứ.
Tuy nhiên, với những người còn ưu ái cho phục hình cầu răng sứ và chưa sẵn sàng đón nhận phương pháp phục hình mới vẫn nên chú ý để biết khi nào nên làm cầu răng sứ để thay thế cho răng mất.
Khái niệm cầu răng sứ
Cầu răng sứ được tạo thành từ ít nhất 3 răng sứ, răng ở giữa sẽ lấp vào khoảng mất răng, 2 răng ngoài cùng sẽ gắn lên 2 răng bên cạnh răng bị mất có tác dụng nâng đỡ cho răng ở giữa
Cầu răng sứ có thể được làm từ nhiều chất liệu khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và mong muốn của mỗi người về thẩm mỹ, tuổi thọ…Có 3 loại cầu răng sứ phổ biến là: Cầu răng sứ kim loại thường, cầu răng sứ kim loại titan và cầu răng sứ không kim loại.
Cầu răng sứ kim loại là loại có chi phí thấp nhất, nhưng hạn chế về tuổi thọ và thời gian bảo hành. Cầu răng sứ Titan có thể đáp ứng được nhiều tiêu chí khi chi phí cũng khá hợp lý mà độ bền và tính thẩm mỹ cũng đạt tiêu chuẩn về chất lượng của hiệp hội nha khoa quốc tế. Dựa vào đâu để chọn được bọc răng sứ nào tốt nhất?
Cầu răng sứ không kim loại có ưu điểm về mặt thẩm mỹ, không đen viền nướu, màu sắc tự nhiên, hay được dùng thay thế răng cửa. Tuy nhiên, chi phí cao hơn so với 2 cầu răng kim loại một chút. Vậy quy trình làm cầu răng sứ được tiến hành như thế nào?
Quy trình làm cầu răng sứ như thế nào?
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Cầu răng là kỹ thuật sử dụng những răng thật bên cạnh răng bị mất để làm cùi nên cũng yêu cầu những răng này vẫn còn chắc khỏe, đủ khả năng để làm điểm tựa cho mão răng bên trên. Nên để có thể đưa ra một kế hoạch điều trị chính xác, thì khâu thăm khám là một bước quan trọng đầu tiên trong quy trình làm cầu răng sứ.
Dựa trên kết quả thăm khám bác sĩ sẽ chỉ định kỹ thuật cầu răng cho bệnh nhân, trao đổi cụ thể với bệnh nhân những vấn đề liên quan đến phương pháp này và cùng đưa ra kế hoạch điều trị cụ thể.
Bước 2: Vệ sinh răng miệng và gây tê
Trước khi tiến hành thực hiện mài cùi răng làm cầu sứ thì bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn vệ sin khoang miệng trước để làm sạch vi khuẩn, tránh được tình trạng viêm nhiễm chéo trong suốt quá trình thực hiện.
Sau đó, bệnh nhân sẽ được gây tê vào vùng răng cần điều trị để đảm bảo bệnh nhân thoải mái hơn, không cảm thấy đau nhức gì trong quá trình mài cùi răng.
Bước 3: Tiến hành mài răng và lấy dấu
Khi thuốc tê phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ tiến hành mài đi răng thật kề cận ở vùng răng bị mất đi theo một tỷ lệ đã định sẵn trong kế hoạch điều trị ban đầu. Thời gian để mài cùi chỉ mất khoảng 15 – 20 phút cho một răng mà thôi.
Khi răng đã được mài cùi xong thì bác sĩ sẽ lấy dấu hàm, so màu răng để gửi những thông tin này về cho labo để các kỹ thuật viên thực hiện chế tác răng sứ. Ưu điểm của phương pháp niềng răng mắc cài sứ thẩm mỹ khi áp dụng để chỉnh hình răng thưa?
Bước 4: Lắp cầu răng
Sau khi cầu răng được chế tác xong, bác sĩ thực hiện gắn lên trên cùi răng đã mài. Bác sĩ cùng bệnh nhân chỉnh sửa độ kênh, chệch của cầu răng nếu có. Khi cầu răng đã được khít sát với cùi và bệnh nhân cũng cảm thấy thoải mái thì bác sĩ sẽ sử dụng xi măng nha khoa chuyên dụng để cố định cùi răng.
Bài viết trích nguồn tại: https://dichvutramrangsuthammy.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
Ngavvt