Thời gian niềng răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cấu trúc răng, xương hàm đã phát triển ổn định hay đang phát triển, loại niềng răng nào và tuổi tác của chủ nhân. Nhiều người cho rằng ở độ tuổi càng cao thì thời gian niềng răng càng nhiều. Như vậy, ở bất kỳ độ tuổi nào bạn vẫn có thể niềng răng để phục hình thẩm mỹ cho mình. 

>>>Xem thêm: Chi phí niềng răng trong suốt bao nhiêu?

Nên niềng răng ở lứa tuổi nào?
Hiệp hội Nha khoa Quốc tế khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đi niềng răng khi trẻ đang độ tuổi 6-7 tuổi vì thời gian này răng vĩnh viễn đã mọc xong. Lứa tuổi thích hợp nhất để niềng răng là 9 đến 18 tuổi vì khoảng thời gian này cấu trúc xương hàm của trẻ đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thành nên rất dễ uốn nắn để các răng theo đúng một trật tự, do vậy hiệu quả niềng răng ở giai đoạn này là cao nhất. Niềng răng cho trẻ giai đoạn này cũng không ảnh hưởng đến những vấn đề như công việc hay lo ngại thẩm mỹ vì trẻ không đòi hỏi tính thẩm mỹ trong quá trình giao tiếp như người lớn.

Nên niềng răng ở lứa tuổi nào thích hợp?
Nên niềng răng cho trẻ để đảm bảo hiệu quả hơn

Thời gian niềng răng bao lâu?
Thông thường thời gian niềng răng từ 18 tới 30 tháng nhưng thời gian có thể thay đổi tùy theo cấu trúc xương hàm của mỗi người khác nhau. Đối với những trường hợp cấu trúc xương hàm quá phức tạp và tuổi đã trưởng thành thì thời gian niềng răng có thể cao hơn.
>> Có thể bạn chưa biết bọc răng sứ có tẩy trắng được không và kỹ thuật này trình tự như thế nào
Niềng răng có đau không?
Thông thường sau khi gắn mắc cài niềng răng trong vòng 1 tuần đầu bạn sẽ có cảm giác hơi ê buốt, vướng víu ở miệng khi nhai thức ăn. Nhưng cảm giác đó sẽ giảm dần và biến mất sau đó. Sau thời gian niềng răng, cứ 4 tuần bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra. Mỗi lần tái khám bác sĩ sẽ tăng lực lên mắc cài, thay thun và thay dây cung để độ dịch chuyển của răng sẽ tăng lên làm các răng về đúng vị trí thích hợp như mong muốn.

Khi dịch chuyển răng bạn sẽ có cảm giác hơi đau chứ không đau rát như nhiều người vẫn nghĩ, sau vài ngày sẽ giảm đau hoàn toàn. Tuy nhiên, cảm giác đó cũng tùy vào mức độ của từng người vì nhiều người không hề có cảm giác đau hay ê buốt gì khi tăng lực mắc cài.

Để tránh hiện tượng bung sút mắc cài bạn nên tránh thức ăn cứng, dai, dẻo và chăm sóc, vệ sinh để hạn chế mảng bám do thức ăn để lại đảm bảo thẩm mỹ cho hàm răng. Nếu bạn phát hiện những bất thường trong thời gian điều trị tốt nhất nên đến gặp trực tiếp bác sĩ điều trị để kịp thời điều chỉnh.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top